Những thành phần chính của logistics

Những thành phần chính của logistics

 Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nền kinh tế  phát triển nhà nước đẩy mạnh việc hội nhập và khuyến khích giao thương với nước ngoài. Chính vì vậy việc vận chuyển hàng hóa đầu tư vào phương tiện vận tải, kho bãi nhân công,.. ngày càng nhiều chính vậy việc quản lý và vận hành hoạt động logistics càng trở lên vô cùng quan trọng. 

 1 Logistics là gì? 

 Logistics là hoạt động quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng là việc lập kế hoạch, điều phối và di chuyển các nguồn lực bao gồm con người, nguyên vật liệu, hàng tồn kho và thiết bị, từ địa điểm đến kho lưu trữ tại điểm đến. Quá trình hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. 

 Hiểu đơn giản, Logistics là quá trình xoanh quanh việc đóng gói bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản và vận chuyển hàng hóa… , là việc vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả và an toàn nhất từ điểm A đến điểm B với chi phí thất và dịch vụ tốt nhất 

Logistic vận chuyển

 2 Các hoạt động của logistics

 Hoạt động logistics được phân được xác định bằng việc bám theo các dòng logistics. Hàng hóa tạo ra các dòng vật chất bên trong và giữa các tổ chức. Đối với các sản phẩm hữu hình, có các khâu khác nhau từ lúc sản xuất đến tay người tiêu dùng. Do đó, việc quản lý dòng sản phẩm hữu hình sẽ bao gồm các hoạt động xử lý đơn hàng, vận tải, lưu kho, bảo quản, xử lý nguyên liệu, bao bì sản phẩm vật chất là hữu hình, còn dịch vụ thì vô hình. Hoạt động chính của logistics được chia: 

 Sản xuất hàng hóa (Manufacturing): Quản lý sản xuất hàng hóa trong các nhà máy theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của đơn đặt hàng. 

 Đóng gói hàng hóa (Packaging): Việc đóng gói bao bì hàng hóa, hộp carton bảo vệ hàng hóa thuận tiện quá trình vận chuyển. 

 Quản lý hàng tồn kho (Inventory management): hoạt động quản lý số lượng và chất lượng của hàng tồn kho, tiến hành nhập hàng và xuất hàng theo kế hoạch.

 Vận chuyển hàng hóa (Transportation, Cargo, Delivery, Freight): Quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

 Lưu kho, lưu bãi hàng hóa (Warehousing, Storage): tại kho, bài chờ làm thủ tục xuất nhập hàng hóa. 

 Xếp dỡ hàng hóa (Handling): Xếp dỡ hàng hóa, bốc dỡ hàng  lên trực tiếp xe hàng để vận chuyển đến nơi tiêu thụ. 

 Giải quyết thủ tục (Forwarding): Quá trình giải quyết các thủ tục giấy tờ cần thiết liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa, tải trọng, đơn hàng….

 Khai báo Hải quan (Custom Declaration): Khai báo các giấy tờ cần thiết theo quy định pháp luật, nộp thuế và các lệ phí khác.

 Kiểm duyệt hàng hóa (Inspection): Tiến hành kiểm tra để đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa không vi phạm các quy định của nhà nước. 

3 Những thành phần chính của Logistics. 

 Logistics có 5 thành phần thiết yếu chính. Với từng thành phần cần phải có mức độ chính xác cao nhất, để đạt hiệu quả tốt nhất cho công ty.

  3.1 Hoạch định nhu cầu 

 Bước đầu tiên để đảm bảo cho việc thực hiện đơn hàng của khách hàng, công ty cần phải hoạch định nhu cầu là điều bắt buộc việc đặt hàng đúng với số lượng, đúng giá thành, phương tiện vận chuyển phù hợp với với hàng hóa vận chuyển, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng chính là việc sinh lời và bảo vệ lợi nhuận. 

 3.2 Lưu trữ và nguyên liệu

 Do việc nhu cầu là không thể hoàn toàn đoán trước được lên các nhà kinh doanh cần dự báo trước các nhu cầu hàng hóa từ đó sản xuất dư hàng để lưu kho trong chế độ chờ cho đến khi người tiêu dùng yêu cầu. nhà quản lý kho cần chịu trách nhiệm chăm sóc, thu hồi và đóng gói và thống nhất hàng hóa. Sử dụng phần mềm hệ thống quản lý kho để tối ưu hóa quá trình lưu trữ, và tốc độ truy xuất quá trình lưu kho.

 3.3 Quản lý tồn kho 

 Quản lý hàng tồn kho là việc cực kỳ quan trọng đòi hỏi người phải theo dõi và quan sát hàng hóa bán ra - nhập vào không bị nhầm lẫn, thất thoát, đảm bảo số lượng sản phẩm để bán tại mọi thời điểm. Đảm bảo quy trình này là yếu tố quan trọng để tối ưu doanh số bán hàng và tiết kiệm chi phí giải quyết tồn kho khó bán. 

 Kiểm soát các sản phẩm từ bán chạy đến khó bản để phương an kịp thời, quản lý hàng tồn kho đơn giản giúp giảm thiểu chi phí cho việc quản lý kho cũng như đơn giản hóa công đoạn kiểm soát số lượng hàng còn lại trong kho.

Quản lý kho 

 3.4 Quản lý vận tải 

 Logistics liên quan đến các phương thức vận chuyển hàng hóa khác nhau để di chuyển từ giai đoạn này đến giai đoạn khác của chuỗi cung ứng. Tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa bao gồm việc đến và đi mà hàng hóa với nhiều phương thức di chuyển như đường bộ, đường tàu, đường hàng không. Nhà quản lý cần tính toán và chọn ra phương thức tối ưu nhất để vận chuyển hàng hóa để có thể tối ưu hóa lợi nhuận và tiết kiệm chi phí. 

3.5 Kiểm soát

 Kiểm soát logistics là quá trình so sánh kết quả hiện tại và kế hoạch đã đề ra, thiết lập hành động điều chỉnh để cho hoạt động logistics trở lên phù hợp và chặt chẽ hơn. Hoạt động này gồm quá trình kiểm tra những điều kiện thay đổi và tiến hành điều chỉnh. Kiểm soát được nhu cầu và chi phí vận chuyển giúp duy trì hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian chặt chẽ. 

 Tóm lại các thành phần của logistics giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa từ lúc sản xuất đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất đồng thời tiết kiệm được chi phí vận chuyển tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 

 


 


Nhận xét